Đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em khá phổ biến tuy nhiên cần hiểu rõ và điều trị đúng cách để không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ ở trẻ em là một trong những loại bệnh lý về mắt khá phổ biến

Đau mắt đỏ ở trẻ em là một trong những loại bệnh lý về mắt khá phổ biến

Đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc là 1 trong những loại bệnh về mắt rất phổ biến. Đây là 1 dạng viêm nhiễm với các biểu hiện đặc trưng như sưng, đỏ phần kết mạc. Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bệnh có thể tự phục hồi hoặc cần điều trị.

 

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em

Trong trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ, sẽ xuất hiện 1 vài dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Một bên mắt hoặc cả 2 mắt có dấu hiệu đỏ, hồng hơn bình thường
  • Phần mí trên và mí dưới bị đỏ, sưng.
  • Nước mắt chảy liên tục bất thường.
  • Mắt có nhiều gỉ, gỉ mắt có màu đục, vàng dạng đặc quánh.
  • Ghèn mắt đóng dày ở mắt khi trẻ ngủ dậy.
  • Mắt trẻ xuất hiện tình trạng hay chói, cộm, ngứa, dụi mắt liên tục.

 

Nguyên nhân gây ra dịch đau mắt đỏ ở trẻ em?

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, đó là do truyền nhiễm và dị ứng.

Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em là do tác nhân truyền nhiễm

Các tác nhân là vi trùng, virus hoặc vi khuẩn. Chúng rất dễ lây lan nếu trẻ có sự tiếp xúc gần với các trẻ khác trong lớp học, người thân trong gia đình.

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ vì nguyên nhân này, cần thực hiện 1 số biện pháp phòng tránh lây nhiễm như: dùng riêng đồ dùng cá nhân, cách ly trẻ ở nhà để điều trị.

Đau mắt đỏ dạng dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng thường không thể lây lan sang người khác. Dạng viêm kết mạc này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc nếu như trẻ từng có tiền sử bị dị ứng.

 

Đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy cơ xảy ra với trẻ nào?

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ em

 

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi trẻ. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng trẻ sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Trẻ thường xuyên có sự tiếp xúc với người mắc bệnh.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Trẻ có thói quen vệ sinh, chăm sóc mắt không tốt.
  • Trẻ hay sinh sống ở trong các vùng dịch bệnh.

 

Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Thông thường, đau mắt đỏ sẽ hết dần sau khoảng 7 ngày chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có diễn biến nặng như: viêm giác mạc loét, sẹo giác mạc,…thì sẽ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: bội nhiễm, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực, suy giảm miễn dịch,…

 

Cách chăm sóc và điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bệnh có thể tự phục hồi hoặc cần điều trị

Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bệnh có thể tự phục hồi hoặc cần điều trị

 

Các phương pháp chẩn đoán hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ thường được phát hiện thông qua các bước thăm khám lâm sàng kết hợp với thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân. Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện thêm 1 số xét nghiệm liên quan.

 

Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Mục đích ngăn ngừa sự tái nhiễm

Trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ vẫn sẽ tồn tại nguy cơ tái nhiễm nếu như có sự tiếp xúc với người bệnh khác. Do đó, các bố mẹ cần thực hiện phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ cả trong quá trình điều trị bệnh và sau khi đã hết bệnh.

Chăm sóc, vệ sinh mắt trẻ hàng ngày

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc mắt bị bệnh bằng cách chăm sóc, vệ sinh mắt hàng ngày. Nên sử dụng bông gạc, khăn sạch có thấm nước để lau sạch vùng xung quanh mắt, kết hợp với rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

Xây dựng chế độ, lối sống lành mạnh cho trẻ

Trẻ khi bị đau mắt đỏ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước hàng ngày, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

 

Chế độ ăn uống đối với trẻ bị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, trẻ cần có chế độ ăn uống tăng cường những nhóm chất như: vitamin A, kẽm, DHA, vitamin C, beta – carotene, sắt,…

Ngoài ra, cần tránh cho trẻ sử dụng các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống có ga, thực phẩm dễ gây dị ứng,…

 

Một số loại thuốc trị đau mắt đỏ cho trẻ em?

(Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ

Cần lưu ý sử dụng các loại thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Một số loại thuốc hay sử dụng khi trẻ bị đau mắt đỏ đó là: thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0,9%, thuốc tăng đề kháng, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh (cloramphenicol, tobramycin,…), thuốc nhỏ mắt có thành phần corticoid (dexamethason, hydrocortison,…).

Hi vọng những thông tin mà bài viết trên đây cung cấp sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em cũng như nắm được cách điều trị bệnh lý này.

Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn về đau mắt đỏ hoặc các bệnh lý về mắt khác, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Quốc tế rik789 để đặt lịch thăm khám bác sĩ!

 

 

Rate this post